8- Mùa Phục Sinh 

"Ta là Sự Sống"

 

Nhận Thức Mùa Phục Sinh

 

Theo Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa, như Nội Dung (trang 4) của cuốn sách này phác họa, th́ Phụng Niên có thể được chia làm 3 phần tiêu biểu cho 3 Mùa Phụng Vụ chính: "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", "Chúa Kitô: Sự Sống Thông Ban"' và "Chúa Kitô: Sự Sống Tái Sinh".

 

Chủ đề của chung Mùa Phụng Vụ thứ nhất, "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" bao gồm Mùa Vọng, Đại Lễ Giáng Sinh, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh. "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" là ai và ra sao, đă được Mùa Phụng Vụ thứ nhất của Phụng Niên tưởng niệm, như được tóm gọn ở trang 44 và được tŕnh bày ở phần nhất của cuốn sách này.

 

Tuy nhiên, vào Chúa Nhật 9 Thường Niên là Chúa Nhật kết thúc riêng Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh cũng như chung Mùa Phụng Vụ thứ nhất, thời gian Giáo Hội tưởng niệm và cử hành mầu nhiệm "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", con cái Giáo Hội đă thấy, qua Phụng Vụ Lời Chúa, đề cập đến (trang 142) việc làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh.

 

Tuy nhiên, để có thể thực sự và hoàn toàn "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Jn.5:24), nói cách khác, để chung con người và riêng Kitô hữu "được sống và sống viên trọn" (Jn.10:10), "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Phúc Âm lễ Ban Ngày Giáng Sinh) đă phải như một "mục tử nhân lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên" (Jn.10:11). Như thế, theo nội dung của chung Mùa Phụng Vụ thứ hai, dưới chủ đề: "Chúa Kitô: Sự Sống Thông Ban", Tam Nhật Thánh chính là và thật sự mới đúng là Thời Điểm Vượt Qua,  (Tam Nhật Thánh v́ thế c̣n được gọi là Tam Nhật Vượt Qua), thời điểm để Giáo Hội tái diễn trong Phụng Vụ của ḿnh biến cố "Con Người đến để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người".

 

Thế nhưng, việc "hiến mạng sống ḿnh" của Chúa Kitô đây là do, như Người đă tuyên bố: "Không ai lấy được mạng của Ta. Ta tự nguyện bỏ nó đi và Ta có quyền lấy nó lại" (Phúc Âm Chúa Nhật 4 Phục Sinh năm B). Đúng vậy, nếu Chúa Kitô hoàn toàn bị "lấy mạng", tức Người "không thể tự cứu được ḿnh" (Phúc Âm Chúa Nhật Vượt Qua năm A), th́ Người làm sao có thể "cứu được những người khác" (cũng Phúc Âm vừa rồi). Trong khi đó, mục đích của Người "đến để cho chiên được sống và sống viên trọn" (Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh năm A). Bởi thế, việc "Người đă sống lại rồi" (Phúc Âm Lễ Vọng Phục Sinh) phải xẩy ra đúng như lời Người tuyên bố và tự xưng: "Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống" (Phúc Âm Chúa Nhật 5 Mùa Chay năm A).

 

Nếu Cuộc Vượt Qua đă nói lên việc Người "tự ư bỏ mạng sống ḿnh đi" và biến cố Phục Sinh nói lên việc "Người có quyền lấy nó lại" thế nào, th́ Cuộc Vượt Qua cũng đă nói lên việc Người "ra đi dọn chỗ cho các con (môn đệ)", và biến cố Phục Sinh cũng nói lên việc Người "trở lại để đem các con theo Thày" (Phúc Âm Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh năm A) như vậy, đúng như lời Người đă tiên báo cùng các ngài trong bữa tiệc ly: "Thày sẽ không bỏ các con mồ côi đâu' Thày sẽ trở lại cùng các con. Một ít lâu nữa thôi thế gian sẽ không c̣n thấy Thày, song các con vẫn thấy Thày như Đấng có sự sống và các con sẽ được sống" (Phúc Âm Chúa Nhật 6 Mùa Phục Sinh năm A).

 

Qua phần Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Phục Sinh, một thời điểm 50 ngày, kể từ khi Người từ trong kẻ chết sống lại cho đến khi Người sai Chúa Thánh Thần xuống, con cái Giáo Hội nhận thấy chủ đề "Chúa Kitô: Sự Sống Thông Ban", được diễn đạt qua tiểu đề "Ta là Sự Sống" với 7 ư chính sau đây:

1.         "Ta là Sự Sống": Ban Thánh Linh tha tội (CN2MPS)

2.         "Ta là Sự Sống": Danh ban ơn cứu rỗi (CN3MPS)

3.         "Ta là Sự Sống": Cho chiên sống viên trọn (CN4MPS)

4.         "Ta là Sự Sống": Cây nho sinh hoa trái (CN5MPS)

5.         "Ta là Sự Sống": T́nh yêu sinh hoa trái (CN6MPS)

6.         "Ta là Sự Sống": Toàn quyền năng tái sinh (Lễ CGTT)

7.         "Ta là Sự Sống": Cho tất cả nên một (CN7MPS)

 

Chúa Nhật 2 Mùa Phục Sinh 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Vào tối ngày thứ nhất trong tuần, dù các môn đệ, v́ sợ những người Do Thái, đă khóa các cửa nẻo nơi các vị ở, Chúa Giêsu cũng đến đứng trước các vị. Người phán: 'Bằng an cho các con'. Khi phán điều này, Người giơ cho các vị xem hai bàn tay của Người và cạnh sườn của Người. Các môn đệ hớn hở khi thấy Chúa. Người lại phán: 'B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thày, Thày cũng sai các con'. Thế rồi Người thở hơi trên các vị mà phán: 'Các con hăy nhận lấy Thánh Linh.  Một khi các con tha tội lỗi cho con người th́ họ được tha tội'  bằng các con cầm buộc tội lỗi th́ tội lỗi liền bị cầm buộc'. Xẩy ra là khi Chúa Giêsu đến th́ Tôma, một trong 12 vị, không có mặt... Một tuần sau, lần này có cả Tôma... Chúa Giêsu đến... Tôma đáp: 'Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!'": "Anh em cùng nhau chuyên tâm vào việc lắng nghe những lời dẫn dụ của các tông đồ, cũng như vào đời sống chung, vào việc bẻ bánh và nguyện cầu... Những kẻ tin đă chung phần với nhau trong tất cả mọi sự' họ bán đi của cải cũng như các vật dụng của ḿnh, chia mọi thứ theo nhu cầu của mỗi một người" - "Hăy cảm tạ Chúa, v́ Chúa hảo tâm, v́ đức từ bi của Người muôn thuở" (ở đây, theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca hơi khác một chút: "Give thanks to the Lord for he is good, his love is everlasting" - "Hăy cảm tạ Chúa v́ Ngài thiện hảo, t́nh yêu của Ngài muôn thuở")' "Chúc tụng Thiên Chúa và Cha của Chúa Giêsu Kitô, Đấng theo t́nh thương cao cả đă tái sinh chúng ta' một cuộc hạ sinh cho niềm hy vọng mang lại sự sống do cuộc phục sinh từ kẻ chết của Chúa Giêsu Kitô' một cuộc hạ sinh cho cơ nghiệp bất diệt không thể phai tàn hay ô nhơ ở trên trời dành cho anh em là những người nhờ đức tin được quyền năng của Thiên Chúa canh giữ' một cuộc hạ sinh vào ơn cứu rỗi, một ơn đang sẵn sàng để được tỏ ra trong những ngày sau hết... Dù chưa bao giờ thấy Người, anh em cũng yêu Người, và dù không thấy Người, anh em cũng tin Người và hân hoan với một niềm vui khôn tả gắn liền với vinh quang, v́ anh em đang đạt đến mục đích của đức tin là ơn cứu độ của anh em".

B.        (Phúc Âm giống như năm A): "Cộng đồng tín hữu đồng tâm nhất trí. Không ai trong họ lấy một điều ǵ làm của riêng' trái lại, họ để mọi sự làm của chung... Họ đă đặt chúng dưới chân các vị tông đồ để tùy các ngài ban phát cho mỗi người tùy theo nhu cầu của ḿnh" - (đáp ca cũng như năm A)' "Người nào tin rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô th́ được sinh bởi Thiên Chúa... Chúng ta nắm chắc rằng chúng ta yêu con cái của Thiên Chúa khi chúng ta kính mến Thiên Chúa và làm theo điều Ngài đă truyền cho chúng ta. Ḷng kính mến Thiên Chúa là ở chỗ chúng ta giữ các mệnh lệnh của Ngài".

C.        (Phúc Âm giống như năm A): "Qua bàn tay của các vị tông đồ, nhiều dấu lạ và sự lạ đă xẩy ra nơi dân chúng... Mặc dầu các vị được dân chúng trọng vọng, song không ai dám nhập vào nhóm của các vị. Tuy nhiên, tín hữu càng ngày càng đông, cả một số lớn đàn ông lẫn đàn bà, tiếp tục được tăng thêm cho Chúa" - (đáp ca như năm A)' "Tôi, Gioan, anh em của qúi vị... thấy 7 chân đèn bằng vàng, và giữa 7 chân đèn có Đấng như Con Người mặc một chiếc áo dài xuống tới mắt cá chân, với chiếc đai vàng ngang lưng... Người lấy bàn tay phải của Người chạm vào tôi mà nói: 'Có việc ǵ đâu mà sợ. Ta là Nguyên Thủy và là Cùng Tận, là Đấng đang sống. Ta đă từng chết song nay Ta vẫn sống - muôn đời muôn kiếp. Ta nắm giữ ch́a khóa sự chết và âm phủ'".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"'Ta là Sự Sống': Ban Thánh Linh tha tội". Giáo Hội đă cố ư chọn bài Phúc Âm hôm nay cho cả 3 năm Phụng Vụ A-B-C là v́ thời điểm "một tuần sau" rất thích đáng vào Chúa Nhật thứ 2 sau Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh. Tuy nhiên, Giáo Hội không trích lại bài Phúc Âm từ chỗ "một tuần sau" này, mà là từ biến cố xẩy ra trước đó một tuần, tức "vào tối ngày thứ nhất trong tuần". Tại sao Giáo Hội không tóm tắt hoặc để trong ngoặc phần không cần trước đó, như Giáo Hội đă từng làm cho một số bài Phúc Âm dài trong năm Phụng Vụ? Phải chăng, xét riêng bài Phúc Âm cũng như xét chung toàn bộ Phụng Vụ Lời Chúa cho cả 3 năm A-B-C của Chúa Nhật 2 Mùa Phục Sinh chỉ xoay quanh có một bài Phúc Âm duy nhất này, Giáo Hội muốn con cái của ḿnh, theo thứ tự tác dụng Phục Sinh hay hoa trái Phục Sinh được sắp xếp qua Phụng Vụ Lời Chúa trong Mùa Phục Sinh, chú ư đến tác dụng Phục Sinh thứ nhất của biến cố Chúa Kitô đă sống lại từ trong kẻ chết, đó là việc Người "ban Thánh Linh tha tội".

 

Qua bài Phúc Âm của Chúa Nhật 2 Phục Sinh này, Giáo Hội chưa đề cập đến việc tha tội, liên quan đến Bí Tích Rửa Tội và đến phần rỗi chung nhân loại (bài Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên), mà mới chỉ đề cập đến quyền tha tội liên quan đến Bí Tích Giải Tội và đến riêng thừa tác vụ của Giáo Hội. Thật vậy, "qua một người tội lỗi đă nhập vào thế gian, và cùng với tội lỗi là sự chết, một sự chết do đó đến với tất cả mọi người v́ tất cả mọi người đă phạm tội... Nếu qua vấp phạm của một người, sự chết bắt đầu thống trị thế nào, th́ cũng nhờ một con người là Chúa Giêsu Kitô, những ai nhận lănh ân sủng dư đầy và tặng ân công chính sẽ sống và hiển trị c̣n hơn như thế nữa" (bài đọc 2 Chúa Nhật 1 Mùa Chay năm A).

 

Đúng thế, Chúa Giêsu Kitô, như Người tự xưng trong bài đọc 2 năm C của Chúa Nhật 2 Phục Sinh này: "Ta là Nguyên Thủy và là Cùng Tận, là Đấng đang sống. Ta đă từng chết song nay Ta vẫn sống - muôn đời muôn kiếp. Ta nắm giữ ch́a khóa sự chết và âm phủ", "một khi sống lại từ trong kẻ chết, Người sẽ không bao giờ chết nữa' sự chết sẽ không bao giờ c̣n quyền ǵ trên Người. Cái chết của Người là cái chết cho tội lỗi, một lần vĩnh viễn" (bài đọc Tân Ước Lễ Vọng Phục Sinh). V́ "cái chết của Người là cái chết cho tội lỗi, một lần vĩnh viễn" mà một khi đă toàn thắng sự chết bằng việc "sống lại từ trong kẻ chết", trước hết, Người đă hồi sinh cho các môn đệ của Người: "Người thở hơi trên các vị mà phán: 'Các con hăy nhận lấy Thánh Linh'" (Phúc Âm). Sau đó, nhờ "Thánh Linh  là Đấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính), các môn đệ mới có quyền và có thể thông ban Sự Sống Thần Linh cho nhân loại: "Một khi các con tha tội lỗi cho con người th́ họ được tha tội' bằng các con cầm buộc tội lỗi th́ tội lỗi liền bị cầm buộc" (Phúc Âm).

 

Như thế, theo tŕnh thuật của bài Phúc Âm Chúa Nhật 2 Phục Sinh này th́ Chúa Giêsu đă lập 3 Bí Tích một lúc. Người lập Bí Tích Xức Dầu khi hồi sinh cho các môn đệ đang sợ chết "đă khóa các cửa nẻo nơi các vị ở", qua lời phán: "Bằng an cho các con" được kèm theo tác động "Người thở hơi trên các vị"' Bí Tích Thêm Sức, khi phán: "Các con hăy nhận lấy Thánh Linh"' và Bí Tích Giải Tội, khi phán: "Một khi các con tha tội lỗi cho con người th́ họ được tha tội' bằng các con cầm buộc tội lỗi th́ tội lỗi liền bị cầm buộc".

 

Để rồi, nhờ Sự Sống Thần Linh này, mà "qua bàn tay của các vị tông đồ, nhiều dấu lạ và sự lạ đă xẩy ra nơi dân chúng... tín hữu càng ngày càng đông, cả một số lớn đàn ông lẫn đàn bà, tiếp tục được tăng thêm cho Chúa"

 (bài đọc 1 năm C). Nơi cộng đồng tín hữu đầu tiên của Giáo Hội này, Sự Sống Thần Linh vô cùng viên măn và trọn hảo đă thực sự được thể hiện, qua việc họ sinh hoạt và đóng góp chung: "Anh em cùng nhau chuyên tâm vào việc lắng nghe những lời dẫn dụ của các tông đồ, cũng như vào đời sống chung, vào việc bẻ bánh và nguyện cầu... Những kẻ tin đă chung phần với nhau trong tất cả mọi sự' họ bán đi của cải cũng như các vật dụng của ḿnh, chia mọi thứ theo nhu cầu của mỗi một người" (bài đọc 1 năm A), nhất là qua tinh thần hiệp nhất của họ: "Cộng đồng tín hữu đồng tâm nhất trí. Không ai trong họ lấy một điều ǵ làm của riêng' trái lại, họ để mọi sự làm của chung... Họ đă đặt chúng dưới chân các vị tông đồ để tùy các ngài ban phát cho mỗi người tùy theo nhu cầu của ḿnh" (bài đọc 1 năm B).

 

Sự Sống Thần Linh được thể hiện nơi "cộng đồng tín hữu đồng tâm nhất trí" này, trên thưc tế, chính là ḷng kính mến Thiên Chúa của họ, một ḷng kính mến bao gồm và lan tỏa ra ngoài thành ḷng yêu thương nhau, đúng như bài đọc thứ 2 năm B đă nhận thức: "Chúng ta nắm chắc rằng chúng ta yêu con cái của Thiên Chúa khi chúng ta kính mến Thiên Chúa và làm theo điều Ngài đă truyền cho chúng ta. Ḷng kính mến Thiên Chúa là ở chỗ chúng ta giữ các mệnh lệnh của Ngài", đó là mệnh lệnh: "Hăy yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con" (Jn.14:12'13:24).

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, chúng con "cảm tạ Chúa v́ (Chúa) thiện hảo, t́nh yêu của (Chúa) muôn thuở" (đáp ca). Bởi v́, qua Bí Tích Rửa Tội, Chúa là Đấng "theo t́nh thương cao cả đă tái sinh chúng (con)' một cuộc hạ sinh cho niềm hy vọng mang lại sự sống do cuộc phục sinh từ kẻ chết của Chúa Giêsu Kitô' một cuộc hạ sinh cho cơ nghiệp bất diệt không thể phai tàn hay ô nhơ ở trên trời dành cho (chúng con) là những người nhờ đức tin được quyền năng của Chúa canh giữ' một cuộc hạ sinh vào ơn cứu rỗi, một ơn đang sẵn sàng để được tỏ ra trong những ngày sau hết.." (bài đọc 2 năm B). Phần chúng con, lạy Chúa, "dù chưa bao giờ thấy Người, (chúng con) cũng yêu Người, và dù không thấy Người, (chúng con) cũng tin Người và hân hoan với một niềm vui khôn tả gắn liền với vinh quang, v́ (chúng con) đang đạt đến mục đích của đức tin là ơn cứu độ của (chúng con)" (bài đọc 2 năm B).

 

 

Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        (Phúc Âm như Lễ chiều hay tối Đại Lễ Chúa Phục Sinh): "Phêrô đứng lên cùng với 11 vị, lên tiếng nói với họ: 'Hỡi các người -ch-Diên, hăy nghe tôi đây! Giêsu Nazarét là người mà Thiên Chúa đă sai đến với anh em, bằng các phép lạ, sự lạ và dấu lạ như những chứng nhận về Người. Những điều này Thiên Chúa đă qua Người thực hiện giữa anh em như anh em đă thừa biết. Người đă bị trao nộp theo mục đích và dự án được Thiên Chúa phác họa' anh em thậm chí đă dùng dân ngoại mà đóng đanh Người và giết chết Người. Nhưng Thiên Chúa đă giải cứu Người khỏi những quằn quại thương đau của sự chết và làm cho Người phục sinh, v́ không thể nào sự chết lại có thể chiếm cứ được Người. Đavít đă nói về Người: '... V́ Ngài (Chúa) sẽ không bỏ rơi linh hồn tôi cho âm phủ, cũng sẽ không chịu để cho vị trung tín với Ngài trải qua cuộc hư nát'" - "Chúa sẽ chỉ cho tôi biết đường lối trường sinh" (ở đây, theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca hơi khác: "Lord, you will show us the path of life" - "Lạy Chúa, Chúa sẽ chỉ cho chúng tôi con đường sự sống")' "Anh em hăy nhận thức rằng anh em đă được giải cứu khỏi lối sống vô loài do cha ông của anh em truyền lại cho anh em, không phải bằng số vàng bạc có thể giảm thiểu, mà bằng máu vượt hết mọi giá của Đức Kitô: máu của con chiên vô t́ tích và tinh tuyền được chọn trước khi có thế gian, và được tỏ hiện vào những ngày sau hết này v́ anh em. Chính nhờ Người mà anh em là những tín hữu trong Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa đă làm cho Người sống lại từ trong kẻ chết và ban cho Người vinh quang. Bởi thế, đức tin và đức cậy của anh em được nhắm vào tâm điểm là Thiên Chúa".

 

B-        "Các môn đệ thuật lại sự việc xẩy ra trên đường đi Emmau và họ đă nhận ra Chúa Giêsu qua việc Người bẻ bánh thế nào. Trong khi họ c̣n đang nói về tất cả sự việc này th́ chính Người đứng giữa họ. Họ hoảng hồn khiếp vía nghĩ rằng ma... Người nói với các vị: 'Hăy nhớ lại những lời Thày đă nói với các con khi Thày c̣n ở với các con: đó là mọi sự viết về Thày trong luật Moisen cũng như các tiên tri và thánh vịnh đă được nên trọn'. Đoạn Người mở ḷng trí cho các vị hiểu được các lời Sách Thánh. Người nói với các vị: 'Vậy như đă viết Đức Kitô phải chịu đau khổ và sống lại từ trong kẻ chết vào ngày thứ ba. Nhân danh Người mà sự thống hối để được xóa bỏ tội lỗi phải được rao giảng cho tất cả mọi dân tộc, bắt đầu từ Gia-Liêm. Các con là những nhân chứng về điều này": "Phêrô nói với dân chúng: 'Anh em sát hại Tác Giả sự sống. Nhưng Thiên Chúa đă làm cho Người sống lại từ trong kẻ chết, mà chúng tôi là những nhân chứng... Anh em tác hành v́ vô thức, như các thủ lănh của anh em đă làm. Thiên Chúa đă dùng cách này để hoàn tất điều Người đă loan báo từ xa xưa qua tất cả các vị tiên tri: đó là Đức Kitô sẽ chịu khổ đau" - "Lạy Chúa, xin chiếu sáng thiên nhan Chúa trên ḿnh chúng tôi"' "Nếu ai có phạm tội th́ chúng ta có Chúa Giêsu Kitô, Đấng bầu cử công chính trước mặt Chúa Cha. Người là lễ tế cho tội lỗi của chúng ta, chẳng những cho tội lỗi của chúng ta mà thôi, c̣n cho tội lỗi của cả thế giới nữa. Đường lối chúng ta có thể chắc chắn chúng ta nhận biết Người là giữ các giới răn của Người. Người nào cho rằng: 'Tôi nhận biết Người' mà lại không giữ các giới răn của Người đó là một kẻ dối trá' sự thật không có ở nơi người ấy. Thế nhưng ai giữ lời của Người th́ t́nh yêu của Thiên Chúa đă thực sự hoàn hảo nơi họ".

 

C-        "Tại Biển Tibêria Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho các môn đệ... Ngay lúc vừa tảng sáng, Chúa Giêsu đứng trên bờ biển, mà không một môn đệ nào biết đó là Chúa Giêsu. Người nói với họ: 'Các con đă bắt được ǵ để ăn chưa?' Họ đáp: 'Chẳng được ǵ cả'. Người đề nghị: 'Hăy thả lưới ở mạn thuyền th́ các con sẽ thấy"... Lên đến bờ, họ thấy ở đó có than lửa, với một con cá bên trên, và có cả một ít bánh. Chúa Giêsu bảo họ: 'Các con hăy đưa đến ít cá các con vừa mới bắt được'... Chúa Giêsu bảo họ: "Hăy lại mà dùng bữa'... Chúa Giêsu tiến đến, cầm lấy bánh trao cho họ, rồi cũng làm như thế với con cá. Điều này đă đánh dấu lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của Người sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết": "Phêrô và các tông đồ trả lời (vị thương tế): 'Đối với chúng tôi, vâng lời Thiên Chúa hơn là loài người! Thiên Chúa của cha ông chúng ta đă làm cho Chúa Giêsu sống lại, Đấng mà qúi vị đă sát hại, khi treo Người lên cây. Người được Thiên Chúa tôn lên bên hữu ḿnh như vị lănh đạo và như đấng cứu thế là để mang lại cho dân -ch Diên ḷng thống hối và ơn thứ tha tội lỗi. Chúng tôi làm chứng cho điều này. Thánh Thần cũng làm chứng như thế, Đấng Thiên Chúa đă ban cho những ai vâng phục Người'" - "Lạy Chúa, tôi ca tụng Chúa v́ đă giải thoát tôi"' "Tôi là Gioan đă thấy một thị kiến và đă nghe thấy những tiếng nói của nhiều thiên thần chung quanh ngai... 'Con Chiên đă bị sát hại xứng đáng lănh nhận quyền bính và giầu sang, khôn ngoan và sức mạnh, tôn kính, vinh quang và chúc tụng'. Đoạn tôi đă nghe thấy các tiếng của mọi tạo vật trên trời dưới đất và dưới ḷng đất cũng như trong biển cả' mọi sự trong vũ trụ kêu lớn tiếng rằng: 'Chúc tụng và tôn kính, vinh quang và sức mạnh, muôn đời muôn kiếp, cho Đấng ngự trên ngai'".

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"'Ta là Sự Sống': Tên ban ơn cứu rỗi". Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh này có ba điều hơi đặc biệt nơi các bài Phúc Âm. Điều thứ nhất, đó là, bài Phúc Âm năm A và B cùng trích từ Phúc Âm theo thánh Luca, có tính cách liên tục, bài Phúc Âm năm A được tiếp bởi bài Phúc Âm năm B. Điều thứ hai, đó là, bài Phúc Âm năm A là bài Phúc Âm được lập lại giống như bài Phúc Âm Lễ chiều hay tối của Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Điều thứ ba, đó là, bài Phúc Âm năm C nhắc đến chi tiết "lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ", rồi những chi tiết sau đó của bài Phúc Âm về việc Chúa Giêsu trao quyền chăn dắt Giáo Hội cho thánh Phêrô được để trong ngoặc, tức không cần thiết mấy hay không liên hệ đặc biệt đến Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật hôm nay.

 

Như thế, theo toàn bộ các bài Phúc Âm của Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh này, các lần Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của Người sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại có thể được sắp xếp theo thứ tự Chu Kỳ Phụng Vụ: bài Phúc Âm năm A thuật lại lần thứ nhất, bài Phúc Âm năm B thuật lại lần thứ hai, và bài Phúc Âm năm C thuật lại lần thứ ba. Thế th́, theo bài Phúc Âm duy nhất trích từ thánh Gioan, cho cả 3 năm A-B-C của Chúa Nhật 2 Mùa Phục Sinh tuần trước, thuật lại việc Chúa Giêsu hiện ra, đầu tiên với 10 môn đệ, rồi một tuần sau với đủ 11 vị, kể cả thánh Tôma, là lần hiện ra thứ mấy?

 

Nếu căn cứ sự liên tục của Phúc Âm theo thánh Gioan mà thôi, th́ thứ tự các lần Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của Người diễn ra như sau: lần thứ nhất Người hiện ra với 10 vị, lần thứ hai với 11 vị (lần này có cả thánh Tôma) và lần thứ ba với 7 vị (trong đó có cả thánh Tôma). Như thế, Phúc Âm thánh Gioan không tính lần Chúa Giêsu hiện ra riêng với 2 môn đệ trên đường đi Emmau, thành phần tuy cũng là "môn đệ" của Chúa Giêsu song vẫn không chính thức thuộc tông đồ đoàn, do đó, như các người phụ nữ được Chúa Giêsu hiện ra trước để đi báo tin cho các Tông Đồ, hai vị môn đệ này cũng tự nhiên cảm thấy cần phải "lập tức chỗi dậy trở về Gia-Liêm, nơi họ thấy 11 vị và các người c̣n lại trong nhóm hội họp. Họ chào mà rằng: 'Chúa đă sống lại rồi!'" (Phúc Âm năm A).

 

Vậy c̣n bài Phúc Âm theo thánh Luca năm B của Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh này thuật lại rằng: "Trong khi họ c̣n đang nói về tất cả sự việc này th́ chính Người đứng giữa họ. Họ hoảng hồn khiếp vía nghĩ rằng ma..." là lần Chúa Giêsu hiện ra thứ mấy với các môn đệ của Người? Theo thời điểm và nội dung của lần hiện ra này của Chúa Giêsu, như cả Phúc Âm thánh Gioan và Luca thuật lại, có thể nói đây là lần Người hiện ra thứ hai, do đó, phần cuối của cùng bài Phúc Âm theo thánh Luca, về việc Chúa lên trời, không được trích dẫn tiếp theo cho hết.

 

Về thời điểm Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ lần thứ hai, bài Phúc Âm theo thánh Gioan của Chúa Nhật 2 Mùa Phục Sinh tuần trước thuật lại là "vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần", c̣n bài Phúc Âm theo thánh Luca năm A tuần này thuật lại là "trời gần tối...  họ (hai môn đệ trên đường đi về làng Emmau) lập tức chỗi dậy trở về Gia-Liêm" và cũng bài Phúc Âm theo thánh Luca năm B tuần này thuật lại là "họ (hai môn đệ trở về tới Gia-Liêm) đang thuật lại tất cả sự thể này th́ chính Chúa Giêsu đứng ở giữa họ...". Về nội dung Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ lần thứ hai, theo Phúc Âm thánh Gioan của Chúa Nhật 2 Mùa Phục Sinh tuần trước, Chúa Giêsu nói đến việc "tha tội": "Một khi các con tha tội lỗi cho con người th́ họ được tha tội' bằng các con cầm buộc tội lỗi th́ tội lỗi liền bị cầm buộc", và theo Phúc Âm thánh Luca của Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh tuần này, Chúa Giêsu cũng nói đến việc "xóa tội": "Nhân danh Người mà sự thống hối để được xóa bỏ tội lỗi phải được rao giảng cho tất cả mọi dân tộc, bắt đầu từ Gia-Liêm".

 

Tuy nhiên, trong lần Chúa Giêsu hiện ra thứ hai với các môn đệ này, theo Phúc Âm thánh Gioan, nếu nguyên lư làm cho con người được "tha tội" và được sống hệ tại "Thánh Thần" mà các môn đệ của Người "nhận lấy", th́, theo Phúc Âm thánh Luca, điều kiện để con người được "xóa tội" và được sống là nhờ "Danh Người" mà các môn đệ của Người "rao giảng". Bởi v́, theo bài đọc thứ 2 năm A th́: "Anh em hăy nhận thức rằng anh em đă được giải cứu khỏi lối sống vô loài do cha ông của anh em truyền lại cho anh em, không phải bằng số vàng bạc có thể giảm thiểu, mà bằng máu vượt hết mọi giá của Đức Kitô: máu của con chiên vô t́ tích và tinh tuyền được chọn trước khi có thế gian, và được tỏ hiện vào những ngày sau hết này v́ anh em". Mà theo bài đọc thứ hai năm C được trích từ Sách Khải Huyền th́ "con chiên vô t́ tích và tinh tuyền được chọn trước khi có thế gian" đây chính là: "Con Chiên đă bị sát hại xứng đáng lănh nhận quyền bính và giầu sang, khôn ngoan và sức mạnh, tôn kính, vinh quang và chúc tụng"

 

Phải, chính nhờ Danh của "Đấng ngự trên ngai" (bài đọc 2 năm C) là "Con Chiên vô t́ tích và tinh tuyền được chọn trước khi có thế gian" này mà con người mới được cứu rỗi. Tuy nhiên, không phải tự nhiên ai cũng có thể nhận biết Danh Người, mà Danh Người cần phải được rao giảng. Do đó, theo Phúc Âm thánh Gioan của Chúa Nhật 2 Mùa Phục Sinh cho cả 3 năm A-B-C, trước khi nhận được hơi thở ban Thánh Thần Sự Sống, các môn đệ đă nhận được lệnh: "Như Cha đă sai Thày, Thày cũng sai các con". Qủa thực, bởi "Thánh Thần" ban sự sống bên trong và v́ "Danh Người" mà các môn đệ của Người đă mạnh dạn "rao giảng", như các ngài hiên ngang tuyên bố: "Đối với chúng tôi, vâng lời Thiên Chúa hơn là loài người!" (bài đọc 1 năm C).

 

Các môn đệ được Chúa Giêsu từ trong kẻ chết "tỏ ḿnh ra cho" (Phúc Âm năm C) để các ngài có thể "là những chứng nhân về điều này" (Phúc Âm năm B) đă "rao giảng cho tất cả mọi dân tộc, bắt đầu từ Gia-Liêm" (Phúc Âm năm B). Tại Gia-Liêm, các môn đệ của Chúa Giêsu đă "rao giảng" rằng: "'Anh em sát hại Tác Giả sự sống. Nhưng Thiên Chúa đă làm cho Người sống lại từ trong kẻ chết, mà chúng tôi là những nhân chứng... Anh em tác hành v́ vô thức, như các thủ lănh của anh em đă làm. Thiên Chúa đă dùng cách này để hoàn tất điều Người đă loan báo từ xa xưa qua tất cả các vị tiên tri: đó là Đức Kitô sẽ chịu khổ đau" (bài đọc 1 năm B). "Nhưng Thiên Chúa đă giải cứu Người khỏi những quằn quại thương đau của sự chết và làm cho Người phục sinh, v́ không thể nào sự chết lại có thể chiếm cứ được Người. Đavít đă nói về Người: '... V́ Ngài (Chúa) sẽ không bỏ rơi linh hồn tôi cho âm phủ, cũng sẽ không chịu để cho vị trung tín với Ngài trải qua cuộc hư nát" (bài đọc 1 năm A). Để làm ǵ? Nếu không phải: "Thiên Chúa của cha ông chúng ta đă làm cho Chúa Giêsu sống lại, Đấng mà qúi vị đă sát hại, khi treo Người lên cây. Người được Thiên Chúa tôn lên bên hữu ḿnh như vị lănh đạo và như đấng cứu thế là để mang lại cho dân -ch Diên ḷng thống hối và ơn thứ tha tội lỗi" (bài đọc 1 năm C). "Người là lễ tế cho tội lỗi của chúng ta, chẳng những cho tội lỗi của chúng ta mà thôi, c̣n cho tội lỗi của cả thế giới nữa" (bài đọc 2 năm C).

 

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, chúng con "ca tụng Chúa v́ đă giải thoát (chúng con)" (đáp ca năm C) v́ Danh Con Chúa, "xin chiếu sáng thiên nhan Chúa trên ḿnh chúng (con)" (đáp ca năm B), để "chỉ cho (chúng con) con đường sự sống" (đáp ca năm A), "đường lối chúng (con) có thể chắc chắn chúng (con) nhận biết Người là giữ các giới răn của Người... (để) t́nh yêu của Chúa thực sự hoàn hảo nơi (chúng con)" (bài đọc 2 năm B).